Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Vay vốn ngân hàng thế chấp bằng tài sản trí tuệ?

Mới đây, nhằm cung cấp các kiến thức và kinh nghiệm về tài trợ vốn có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ (TSTT), góp phần tăng trưởng tín dụng và tạo cơ hội được vay vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đưa ra khá nhiều điểm tích cực trong việc cho vay.
Vay vốn ngân hàng thế chấp bằng tài sản trí tuệ
Quy định về vay vốn ngân hàng thế chấp bằng tài sản trí tuệ có thể sẽ sắp được ban hành thời gian tới
Các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay trước giờ là bất động sản nhưng trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, để giảm rủi ro tài trợ vốn có bảo đảm bằng động sản, TSTT được xem là giải pháp hiệu quả đối với các ngân hàng thương mại, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặt khác phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản cố định để cầm cố, trong khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này rất lớn. Do đó được vay vốn ngân hàng theo hình thức tín chấp hoặc vay cầm cố bằng TSTT sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thừa nhận điều này, ông John Kinzerm, Giám đốc Điều hành khối mạng lưới châu Á NH Silicon Valley, cho biết, đã giải quyết hơn 300 hồ sơ vay thế chấp bằng TSTT. Trong đó, những lĩnh vực được ưu tiên là phần mềm, công nghệ y tế, phần cứng và công nghệ sạch.
Tại Việt Nam, cho vay theo hình thức này cũng hoàn toàn có thể thành công nếu các ngân hàng triển khai trong khi các doanh nghiệp hiểu được các TSTT của mình, đồng thời hệ thống pháp luật liên quan tiếp tục được hoàn thiện, do có lợi thế là nước đi sau nên các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã triển khai để từ đó áp dụng thành công vào thực tế cho vay.
Năm 1975, tổng tài sản vô hình (17%) và hữu hình (83%). Đến năm 2010, tài sản vô hình tăng lên 80%, trong khi tài sản hữu hình chỉ còn lại 20%. Như vậy, việc mở rộng cho vay thế chấp theo tài sản vô hình là xu hướng tất yếu mà ngân hàng phải thực hiện. Tuy nhiên, nếu không có một giới hạn nhất định của Luật Tín dụng thì ngân hàng khó mạnh tay chuyển hướng.
Để đưa ra quyết định về việc cho vay có bảo đảm không bằng tài sản hay cho vay có bảo đảm bằng tài sản, NHTM thường dựa vào các tiêu chuẩn như tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính của người đi vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay... nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. NHNN khuyến khích việc cho vay bằng TSTT mà không có những thay đổi chính sách kèm theo thì khó mà thực hiện được.
Vay vốn ngân hàng thế chấp bằng TSTT là hình thức cho vay ưu việt và nên được áp dụng, tuy nhiên để hình thức vay vốn này mang lại hiệu quả thì NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành nhiều các điều kiện liên quan cũng như bổ sung, thay đổi Luật tín dụng để hạn chế thấp nhất rủi ro.
Theo TheBank.vn

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Cho vay tiêu dùng sẽ cạnh trạnh hơn, người vay được lợi

Lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ cạnh tranh hơn
Hiện nay, trong số các nghiệp vụ tài chính mà NH cung cấp, có các nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính và bao thanh toán. Nhưng NHNN đã có một số dự thảo thông tư có thể sẽ ban hành trong thời gian tới, trong đó có quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và hoạt động tín dụng tiêu dùng của Công ty tài chính (CTTC), đáng chú ý là quy định ngân hàng muốn cho vay trả góp phải lập CTTC.
Theo dự thảo thông tư trên, NHTM có thể sẽ không còn được cho vay tiêu dùng, tùy theo lộ trình do nhà quản lý quy định. Vì vậy, để chuẩn bị cho việc tiếp tục hoạt động kinh doanh về cho vay tiêu dùng sau khi có các thông tư nói trên, các NH đang cấp tập thành lập CTTC để có thể cho vay tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính và bao thanh toán.
Dù chưa có thông tin chính thức về thời điểm áp dụng thông tư nói trên, song ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: BIDV đang đẩy nhanh tiến trình lập CTTC tiêu dùng với ba phương án là mua lại một CTTC đang hoạt động hoặc chuyển đổi công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành CTTC tiêu dùng. Trường hợp không thực hiện được hai phương án trên, BIDV sẽ thành lập mới CTTC.
VietinBank cũng cho biết trong kế hoạch sáp nhập PG Bank, VietinBank sẽ chuyển một phần PG Bank thành CTTC PG Finance. Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch NH Sài Gòn - Hà Nội (SHB) khẳng định: sau khi sáp nhập với VVF, SHB có kế hoạch để VVF phát triển thành CTTC tiêu dùng. Được biết, VVF có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) là cổ đông lớn nhất, sở hữu 65% vốn điều lệ.
Cho vay tiêu dùng sẽ cạnh trạnh hơn, người vay được lợi
Cho vay tiêu dùng sẽ cạnh trạnh hơn, người vay được lợi
NH Á Châu (ACB) cũng đã có kế hoạch rất rõ ràng cho việc thành lập CTTC ACB. Cụ thể, sau khi CTTC ACB được cấp phép thành lập, Công ty NH Á Châu (ACB Leasing) sẽ được sáp nhập vào đơn vị này. Theo quy định, vốn pháp định đối với CTTC là 500 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ của ACB Leasing là 200 tỷ đồng. Do đó, để thành lập CTTC ACB thì ACB phải cấp thêm vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Dự kiến sau khi thành lập, lợi nhuận sau thuế năm đầu của CTTC ACB là 69,4 tỷ đồng, năm thứ hai là 81,9 tỷ đồng và năm thứ ba là 96,3 tỷ đồng.
Cũng theo xu hướng đó, Sacombank cho biết đang chuẩn bị cho việc thành lập CTTC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng dưới dạng Công ty TNHH MTV trực thuộc NH hoặc chuyển đổi/sáp nhập Sacombank Leasing thành CTTC với mô hình hoạt động tổng hợp…
Lý giải về việc gấp rút thành lập CTTC, lãnh đạo các NH cho biết một mặt làm theo thông tư của NHNN, mặt khác các NH cũng muốn thử sức ở thị trường rủi ro nhưng đầy tiềm năng này.
Theo thống kê, thời gian qua, một số CTTC đang có lợi nhuận rất lớn khi khai thác mảng cho vay tín chấp. Đơn cử, trong báo cáo tài chính của Home Credit năm 2013, thu nhập từ cho vay đạt hơn 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng, cao gấp 5 lần kết quả năm 2012 và cao hơn số vốn điều lệ công ty 500 tỷ đồng. Các công ty còn lại như Công ty TNHH MTV tài chính Prudential Việt Nam; Công ty TNHH MTV tài chính HDBank (HDFinance); Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (FE Credit)… cũng có mức tăng trưởng khá tốt trong năm 2013, 2014.
Lãnh đạo của ACB chia sẻ: “Nhìn chung, hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng khi còn nằm trong hoạt động của NH thì kết quả kinh doanh rất khó tăng trưởng bởi nợ xấu sẽ phản ánh trực tiếp vào bảng cân đối tài chính. Còn nếu thành lập CTTC, khi đó đơn vị này sẽ mạnh tay mở rộng đối tượng hơn, cho vay thoáng hơn… vì toàn bộ hoạt động cho vay tiêu dùng, kể cả thẻ tín dụng, sẽ được chuyển hoàn toàn sang CTTC”.
Cho vay tiêu dùng sẽ cạnh trạnh hơn, người vay được lợi
Khi NH thành lập CTTC, không ít người tiêu dùng e ngại rằng: các NH vào cuộc thành lập CTTC sẽ làm khổ người đi vay vì mai mốt vay tín chấp lại qua CTTC sẽ phải chịu lãi suất cao. Tuy nhiên, giới chuyên môn khẳng định, việc NH thành lập CTTC là để đẩy mạnh cạnh tranh, hạ lãi suất cho người đi vay. Như vậy người đi vay được lợi hơn chứ không phải là đáng lo ngại.
Cho vay tiêu dùng sẽ cạnh trạnh hơn, người vay được lợi
Cho vay tiêu dùng sẽ cạnh trạnh hơn, người vay được lợi
Từ trước tới nay, dù nói rằng cho vay tiêu dùng tín chấp, song điều kiện mà các NH đặt ra vô cùng khắt khe nên việc tiếp cận các gói vay tiêu dùng tín chấp tại NH là rất ít. Hầu hết các NH chọn lọc khách hàng, tìm những phân khúc rủi ro thấp, trong đó ưu tiên các đối tượng làm công ăn lương có thu nhập ổn định khá trở lên. Và khi không cho vay ra được, các NH càng tăng khuyến mãi, hạ lãi suất, nhiều ưu đãi… khiến người tiêu dùng hiểu nhầm và cho rằng NH đánh bóng tên tuổi.
Và giờ các NH có thể thành lập CTTC để đảm bảo tính chuyên nghiệp, hạn chế rủi ro trong việc cung cấp tín dụng tiêu dùng đối với phân khúc khách hàng phi chuẩn, trong thời gian qua một số NHTM đã thành công trong việc cho vay này.
Chẳng hạn, FE Credit là CTTC trực thuộc VPBank, thời gian qua, FE Credit tham gia sâu cho vay thị trường “ngách” với các khoản vay nhỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng rất thành công. FE Credit phủ rộng trên 58 tỉnh thành với hơn 2.000 điểm cho vay mua xe máy. Trong năm 2014, lượng khách ký hợp đồng tín dụng của FE Credit đạt gần 500.000, tăng gấp 2 lần so với năm 2013. Việc giải quyết hồ sơ nhanh, đơn giản, không cần chứng minh tài chính… là lợi thế mà chỉ có CTTC mới làm được.
Có thể, nhược điểm lớn nhất mà các CTTC mắc phải là rủi ro quá lớn nên hiện nay, lãi suất áp dụng cho các khoản vay khá cao. Tuy nhiên, nếu so sánh lãi suất của các CTTC trực thuộc NH với các CTTC độc lập sẽ thấy sự chênh lệch rất lớn.
Ví dụ, lãi suất mà FE Credit hay HDFinance cho vay lãi suất của các khoản vay luôn thấp hơn so với lãi suất từ 3 - 7%/tháng (tương đương từ 36 - 84%/năm) của Home Credit, Prudential hay ACS.
Theo một số chuyên gia, lợi thế của các CTTC trực thuộc NH có lãi suất thấp hơn là khâu rủi ro họ kiểm soát tốt hơn. Dù cho vay thoáng nhưng những khách hàng đều được đánh giá chuyên nghiệp. Khi nợ xấu thấp hơn thì lãi suất có thể đưa ra thấp hơn. Như vậy, việc các NH ồ ạt tham gia sâu cho vay qua CTTC sẽ giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Lãi suất cho vay cũng cạnh tranh hơn so với các CTTC đang có.
Ước tính, dân số Việt Nam hơn 90 triệu dân, đa số là dân số trẻ nên nhu cầu tài chính tiêu dùng cá nhân càng cao. Vì thế, việc thành lập CTTC của các NH sẽ khai thác được hết thị trường đầy tiềm năng này. Đặc biệt, với thu nhập người dân qua các năm được cải thiện, dự báo nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Đánh giá về lợi ích mà CTTC đem lại, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank nhìn nhận, cho vay tiêu dùng thường tập trung vào các khoản vay nhỏ lẻ, không có tài sản đảm bảo, lãi suất sẽ được áp dụng cao hơn nên cần thiết phải cho vay qua CTTC và tách bạch hẳn với NH. Sự chuyên biệt này không chỉ giúp cho NH quản lý rủi ro một cách tốt nhất mà còn giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn ở các khoản vay tín chấp.
Cũng có cái nhìn tích cực về CTTC, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng về lâu dài phải có sự góp mặt của nhiều công ty, đặc biệt các NHTM cần tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực này. Nếu các NH đẩy mạnh thị phần tiêu dùng cá nhân với những khoản vay nhỏ, mặt bằng lãi suất vay sẽ trở về mức hợp lý hơn, có lợi cho người tiêu dùng.
TheBank.vn